Định nghĩa phong cách thiết kế hiện đại
Phong cách thiết kế hiện đại là phong cách thiết kế nội thất được biết đến rộng rãi bởi bảng màu đơn sắc và trung tính, đường nét tinh gọn, tối giản, sử dụng vật liệu tự nhiên lẫn công nghiệp và tối ưu ánh sáng tự nhiên.
Thuật ngữ “phong cách thiết kế hiện đại” đề cập cụ thể đến một phong trào thẩm mỹ lịch sử diễn ra từ đầu đến giữa thế kỷ XX, trong đó có sự góp phần rất lớn từ phong trào Bauhaus đến từ ngôi trường nghệ thuật Bauhaus trứ danh ở Đức (1919-1933). Mặc dù phong cách này thường bị nhầm lẫn, hoặc được sử dụng thay thế cho nhau, với thuật ngữ "thiết kế đương đại" (Contemporary Decor), nhưng thiết kế hiện đại có rất nhiều nét riêng biệt của riêng nó và mang lại nét thẩm mỹ hoàn toàn khác biệt.
Nét đặc trưng trong phong cách thiết kế hiện đại
Một không gian kiến trúc mang phong cách thiết kế hiện đại sẽ luôn đi cùng sự sang trọng, tinh tế và thanh thoát, đồng thời đem lại cảm giác dễ chịu, thư thái cho người sử dụng căn phòng. Điều này được đem lại bởi sự cộng hưởng giữa những yếu tố đặc trưng, hoàn toàn khác biệt với phong cách đương đại Contemporary Style:
1. Đường nét thẳng và vuông vức
Trong các không gian mang phong cách thiết kế hiện đại, chúng ta có thể nhận thấy sự vắng mặt của các đường cong uốn lượn, mà thay vào đó là những đường nét tinh gọn, thẳng tắp hay những hình khối vuông vức và tinh giản. Khác với phong cách thiết kế đương đại đâu đó vẫn còn sự hiện diện của những mái vòm và đường cong sang trọng, thiết kế hiện đại ưa chuộng việc sử dụng nhiều đường ngang và dọc để đem lại cảm giác gọn gàng, ngăn nắp nhất có thể.
Ngoài ra, việc ưu tiên áp dụng những đường nét vuông vức trong thiết kế cũng giúp không gian trở nên rộng rãi và có nhiều khoảng trống hơn, từ đó đem lại sự thông thoáng và tối đa được diện tích sử dụng không gian.
2. Trang trí ở mức tối thiểu
Không gian hiện đại đề cao sự tinh giản và ngăn nắp, điều đó đồng nghĩa với việc không có chỗ sự bừa bộn và những hoa văn rườm rà. Các không gian mang phong cách hiện đại luôn được bày trí một cách tối giản và ngăn nắp nhất có thể, từ đó giúp tổng thể không gian có thêm nhiều khoảng trống giúp đem lại sự nhẹ nhàng trong tâm trí người sử dụng không gian. Có thể nói, sự tối ưu hóa những khoảng trống trong không gian và sự tiết chế trong bày trí này được lấy cảm hứng từ chủ nghĩa tối giản thanh bình của thiết kế Scandinavian vốn tuân thủ chặt chẽ các yếu tố đơn giản. Chính đặc điểm này cũng giúp chúng ta phân biệt rạch ròi giữa phong cách thiết kế hiện đại (Modernism) và phong cách thiết kế đương đại (Contemporary)
3. Kết hợp hài hòa giữa vật liệu tự nhiên và công nghiệp
Nếu như ở phong cách đương đại Contemporary chúng ta chỉ thấy sự góp mặt bởi các nguyên liệu thô như gạch và gỗ, thì những lựa chọn về nguyên vật liệu sẽ phong phú hơn rất nhiều ở phong cách thiết kế hiện đại.
Trong phong cách thiết kế hiện đại, chúng ta sẽ bắt gặp sự pha trộn hài hòa giữa những vật liệu tự nhiên là gỗ, da đi kèm với những vật liệu mang đậm tính công nghiệp như thép, đồng, kim loại nói chung, kính và rất nhiều những loại vải hoặc canvas được xử lý bằng công nghệ để trở nên vô cùng bền bỉ. Chính những vật liệu mang đậm tính thời đại mới như kim loại và kính, đi kèm với sự phân bổ hợp lý đã góp phần rất lớn đem lại một diện mạo hiện đại, sang trọng và vô cùng tinh tế cho phong cách thiết kế nội thất hiện đại Modernism.
4. Màu sắc trung tính:
Phong cách thiết kế hiện đại ưa chuộng việc sử dụng những palette màu trung tính, đơn sắc và không phô trương hay quá nổi bật. Ngoài ra, phong cách này còn áp dụng những hình khối cũng như phân bổ các tone màu tự nhiên để thu hút sự chú ý đến các yếu tố kiến trúc đặc biệt.
Các màu như màu bê tông, đá, các palette màu đất hoặc những tông màu trung tính như xám hoặc trắng, be, đen và tông màu pastel cũng thường xuyên được áp dụng và phân bổ hợp lý trong các không gian kiến trúc hiện đại nhằm mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu cho người sử dụng không gian. Các tone màu sáng, rực rỡ và nổi bật nên được tránh sử dụng, nhằm giảm thiểu những tác động lên thần kinh thị giác cũng như ảnh hưởng đến tâm trạng và làm mất đi sự hài hòa vốn có của một không gian mang phong cách thiết kế hiện đại và sang trọng.
5. Mặt bằng sàn mở:
Một mặt bằng sàn mở sẽ đem lại sự gắn kết giữa các không gian, từ đó mang lại cảm giác rộng rãi và liền mạch cho không gian nội thất. Đối với các không gian không quá rộng rãi, chúng ta có thể sử dụng đồ nội thất thay vì tường để phân biệt giữa các không gian của một ngôi nhà có mặt bằng mở. Ví dụ: đối với các căn hộ thì đảo bếp có thể ngăn cách nhà bếp với phòng ăn và ghế sofa có thể mang lại sự thông thoáng cho phòng khách mở. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng những vách kính để ngăn cách các không gian với nhau thay cho những bức tường gạch để ánh sáng có thể đi khắp không gian sống - từ đó mang lại cảm giác thoáng đãng và dễ chịu hơn cho cả khía cạnh thị giác lẫn tinh thần. Đây cũng là một nét đặc trưng giúp phân biệt rõ giữa phong cách thiết kế hiện đại và phong cách thiết kế đương đại vốn không có định nghĩa “không gian mở”.
6. Đồ nội thất thấp và dài
Nếu như nhắc đến đồ nội thất cho phong cách hiện đại chỉ có sự khác biệt duy nhất ở phom dáng vuông vức, gọn gàng và họa tiết được tiết chế tối đa thì có lẽ vẫn chưa đủ. Những món đồ nội thất trang trí cho không gian mang phong cách thiết kế hiện đại thường được ưu tiên khi có kích thước to, dài và được đặt thấp xuống đất vì chúng có thể mang lại cho không gian sống của bạn một diện mạo hiện đại và tinh tế, đặc biệt là nếu chúng cũng được làm từ vật liệu tự nhiên như gỗ hoặc kim loại bóng. Ngoài ra, các lớp bọc da và vải, chất liệu kính, crôm, thép và bê tông cũng là những chất liệu hoàn thiện phổ biến cho đồ nội thất theo phong cách hiện đại. Điển hình nhất cho một món đồ nội thất đặc trưng cho phong cách hiện đại chính là chiếc ghế Confort Loveseat LC2 của Le Corbusier đến từ ngôi trường Bauhaus (1928), hay chiếc ghế “Wassily” Armchair của Marcel Breuer (1925)
Tối ưu hóa không gian thiết kế hiện đại với Màn Cầu Vồng
Chúng ta đều biết màn rèm là một thành phần thiết yếu của bất kỳ ngôi nhà nào - không chỉ dùng để che chắn tầm nhìn và ánh nắng mà còn giúp tô điểm cho những ô cửa sổ nói riêng và tổng thể không gian nội thất nói chung. Tuy nhiên, không phải tất cả đều ưa chuộng hình thức hoạt động thông thường của màn rèm đó là hoặc là che chắn hẳn, hoặc là vén lên hẳn, mà thích những thứ chiết trung hơn nhiều. Họ thích những loại màn rèm có thể giúp họ che chắn ánh nắng vừa đủ nhưng không mang lại cảm giác bị tách biệt hẳn với không gian bên ngoài. Nếu bạn là một trong số đó, thì sự thay thế hoàn hảo cho bạn chính là Màn Cầu Vồng.
Màn cầu vồng (còn được gọi là màn combi hay màn ngựa vằn) sở hữu thiết kế hiện đại, sang trọng, tinh tế và hoàn toàn phù hợp với mọi không gian nội thất hiện đại. Chúng đem lại sự mới mẻ cho không gian nội thất và đồng thời tạo ra những hiệu ứng thị giác bắt mắt khi sử dụng. Rèm cầu vồng không chỉ đáp ứng tốt về công năng, cho phép bạn kiểm soát ánh sáng và sự riêng tư đầy đủ mà còn đảm bảo được về tính thẩm mỹ sang trọng và tinh tế.
Màn cầu vồng bao gồm hai lớp vải polyester và vải sheer xuyên thấu riêng lẻ, được kết hợp để tạo ra các tấm vật liệu nằm ngang xen kẽ với chất liệu còn lại. Hệ thống hai lớp vải đặc biệt này cho phép chủ nhà điều chỉnh rèm và khoảng cách giữa hai lớp vải sheer để điều tiết lượng ánh sáng vào phòng một cách dễ dàng theo mong muốn. Cơ chế vận hành của loại màn này được thực hiện thông qua hệ thống dây ròng rọc kép, hai vật liệu luân phiên nhau theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ một cách trơn tru và dễ dàng.
Đi kèm với những đường ngang thẳng tắp đến từ vải màn là bộ đầu thanh với nhiều lựa chọn về hình dáng và màu sắc, nổi bật nhất là hệ thanh Diamond với thiết kế vô cùng sang trọng và hiện đại, mang đường nét vuông vức - gãy gọn như các giác cắt trên những viên kim cương. Các bộ màn cầu vồng với những đường nét thẳng tắp xuyên suốt là một sự phối hợp hoàn hảo khi kết hợp những bộ màn cầu vồng với không gian mang thiết kế phong cách hiện đại vốn đề cao sự gọn gàng, tinh giản và ngăn nắp với các đường nét vuông vức, dứt khoát.
Ngoài ra với hàng trăm lựa chọn mẫu và màu vải, trải dài từ các tone màu Monochrome, màu trung tính (đen, trắng, sữa, beige,..) các tone màu đất trung tính (nâu, xám, màu đá,..) cho đến các palette màu pastel dịu nhẹ, mỗi vị khách có thể dễ dàng chọn ngay cho mình những màu sắc ưa thích và đồng điệu với thiết kế có sẵn của không gian kiến trúc mà không lo về việc thiếu những lựa chọn đa dạng, phù hợp cho mình. Ngoài ra, đi kèm với đó là sự đa dạng trong lựa chọn hình dáng và màu sắc cho các hệ thanh, STAR luôn đảm bảo những bộ màn cầu vồng của mình được hoàn thiện một cách hoàn hảo nhất, đúng với ý thích của chủ nhân ngôi nhà mà vẫn giữ vẹn nguyên nét sang trọng, tinh tế và sự liền lạc trong thiết kế và bày trí không gian.
Nếu như bạn có mong muốn sở hữu những bộ màn cầu vồng thì hãy liên hệ ngay tới các cửa hàng màn rèm trên toàn quốc để được xem và tư vấn đầy đủ nhất về các sản phẩm màn rèm mới nhất từ Màn Sáo Star nhé!
Màn Sáo Star | Star-blinds
www.star-blinds.com
www.mancuon.vn
www.mancauvong.vn
www.mansaogo.vn